1. Bộ "Vì sự bình đẳng trong giáo dục".
-Cấu trúc sách, bài học rõ ràng, cụ thể, dễ phân biệt các hoạt động bằng các logo, biểu tượng của phần mở đầu, kiến thức mới, luyện tập, vận dụng, củng cố, đánh giá. Thể hiện rõ các mạch nội dung. Ngôn ngữ sử dụng quen thuộc, gần gũi với địa phương, tạo độ mở để học sinh có thể vận dụng từ các điều kiện gần gũi với tình huống ở thực tế.
-Bài học sinh động, hấp dẫn, tuy nhiên kiến thức chương trình có phần hơi nặng so với lứa tuổi của học sinh lớp 1
-Số thành viên lựa chọn: 2. Tỉ lệ: 18%
2. Bộ "Cánh diều"
-Bộ sách có hình thức rõ ràng, trình bày khoa học, dễ hiểu. Các hình ảnh minh họa có màu sắc rõ nét, gần gũi, hấp dẫn học sinh mà vẫn phù hợp với hoạt động giáo dục. Các thuật ngữ, khái niệm, hình ảnh trong sách nhất quán, phù hợp với trình độ học sinh. Ngôn ngữ sử dụng quen thuộc, gần gũi với địa phương, tạo độ mở để học sinh có thể vận dụng từ các điều kiện gần gũi với tình huống ở thực tế.
-Phần học 7 nốt cơ bản qua hoạt động biểu diễn nốt nhạc bằng bàn tay dễ làm học sinh bị rối vì thao tác thay đổi giữa các nốt nhỏ, khó thu hút sự tập trung của học sinh lớp 1, từ đó khó nhớ tên nốt.
-Số thành viên lựa chọn: 9. Tỉ lệ: 100%
3. Bộ "Cùng học để phát triển năng lực"
-Ngôn ngữ sử dụng quen thuộc, gần gũi với địa phương, dễ hiểu để học sinh có thể vận dụng. Cấu trúc sách, chủ đề rõ ràng, cụ thể, dễ phân biệt các hoạt động bằng các biểu tượng của 5 nội dung: Hát, Nghe nhạc, Đọc nhạc, Nhạc cụ, Thường thức âm nhạc . Thể hiện rõ các mạch nội dung, giúp các địa phương dễ dàng xây dựng kế hoạch giáo dục riêng.
- Bài học sinh động,hấp dẫn tuy nhiên phần chữ hơi nhiều,chưa phù hợp với năng lực học sinh mới bước vào lớp 1.
-Số thành viên lựa chọn: 9. Tỉ lệ: 100%
4. Bộ "Chân trời sáng tạo"
-Bộ sách có hình ảnh,logo đẹp hấp dẫn,gây hứng thú cho HS lớp 1.
-Tuy nhiên,nhiều bài hát còn dài,phần gõ đệm cho HS còn nhiều câu khó thực hiện,chưa có gõ đệm cho dấu lặng đen,chưa tạo được sự liền mạch.
Số người lựa chọn: 3. Tỉ lệ: 27%
5. Bộ "Kết nối tri thức với cuộc sống"
-Bộ sách có hình ảnh minh họa đẹp, ngộ nghĩnh, chân thực, gần gũi, xuất phát từ thực tế nên vừa đơn giản, vừa thân thiện và tạo được sự hấp dẫn với học sinh; màu sắc tươi sáng, hài hòa, được cụ thể hóa theo từng nội dung; phần chữ to, rõ ràng, phù hợp với học sinh lớp 1.
-Âm nhạc thường thức: nhiều chữ, học sinh dễ chán
-Đọc nhạc: chưa nên đưa phần này vào học vì học sinh chưa có khái niệm về cao độ
-Bài hát “ Chào người bạn mới đến” nên để làm bài đầu tiên
-Đối với 1 số bài hát nước ngoài cần ghi rõ nhạc nước nào
Ví dụ: Chủ đề 8 “Vui đón hè” bài hát “Ngôi sao lấp lánh”
-Một số câu từ sử dụng trong sách gây khó hiểu với học sinh lớp 1
Ví dụ : Nghe nhạc – Vũ khúc thiên nga “ Nghe và cảm nhận bước nhảy của thiên nga”
-Đối với một số bài hát nước ngoài cần ghi rõ nhạc nước nào.
-Số thành viên lựa chọn: 4. Tỉ lệ : 36%