01. Con bướm
Một người đàn ông tìm thấy một con sâu bướm bắt đầu nở ra từ trong cái kén của nó. Anh ngồi xuống và quan sát con sâu bướm hàng giờ khi nó đang vật lộn để tự chui qua một cái lỗ nhỏ. Sau đó, nó đột nhiên trông giống như bị mắc kẹt. Người đàn ông quyết định giúp con bướm ra ngoài. Anh lấy một chiếc kéo và cắt đi phần còn lại của cái kén. Con sâu bướm sau đó đã thoát ra dễ dàng, nhưng cơ thể nó vẫn sưng phồng và đôi cánh nhỏ, co lại.
Người đàn ông nghĩ rằng anh ta đã làm điều tử tế, anh không hiểu rằng việc chui ra khỏi cái kén kia chính là một bước khó khăn nhưng cần thiết để con sâu bướm tạo ra đôi cánh hoàn chỉnh, biến đổi cơ thể hoàn toàn thành con bướm.
Ý nghĩa của câu chuyện: Những khó khăn, vấp ngã trong cuộc sống đều chỉ là thử thách. Bạn cần phải bứt phá vượt qua mọi giới hạn của bản thân để có thể giang rộng đôi cánh đẹp đẹp nhất.
02. Con đường của riêng bạn
Ở một thị trấn nhỏ, có một vị thương nhân đến mở một trạm xăng, làm ăn phát đạt. Người thứ hai đến, mở một nhà hàng. Người thứ ba đến, mở một siêu thị. Thị trấn này chẳng mấy chốc đã trở nên sầm uất, phồn hoa.
Ở một thị trấn khác, một thương nhân mở một trạm xăng, làm ăn phát đạt. Người thứ hai đến, mở trạm xăng dầu thứ hai. Người thứ ba đến, mở trạm xăng dầu thứ ba. Chuyện làm ăn không phát đạt như họ tưởng.
Người đàn ông không nghĩ gì nhiều, anh ta ngồi đó chờ đợi con bướm mở rộng đôi cánh và bay lên. Tuy nhiên, điều đó không bao giờ xảy ra. Suốt phần đời còn lại của mình, con bướm không thể bay, nó chỉ bò xung quanh với đôi cánh nhỏ và cơ thể sưng phồng.
Ý nghĩa của câu chuyện: Hãy khác biệt, tạo nên con đường của riêng bạn, hãy là người tiên phong trên con đường thành công của bản thân. Đừng cố gắng trên con đường mòn sẵn có của người khác, kết quả đợi bạn sẽ là sự thất bại.
03. Một cân bơ
Có một người nông dân thường xuyên bán bơ cho một thợ làm bánh. Một ngày nọ, người thợ làm bánh quyết định cân bơ để xem anh ta có nhận đủ số lượng chính xác mà mình yêu cầu không. Thế rồi anh ta phát hiện ra rằng mình không nhận đủ theo yêu cầu, vì vậy anh ta đã kiện người nông dân ra tòa. Thẩm phán đề nghị người nông dân giải thích cách thức anh ta sử dụng để cân bơ.
Người nông dân trả lời: “Kính thưa tòa, tôi chỉ là một người lạc hậu. Tôi không áp dụng biện pháp thích hợp nào cả, nhưng tôi có một cái cân”.
Thẩm phán lại hỏi: “Vậy ông đã cân bơ như thế nào?”
Người nông dân trả lời: “Kính thưa tòa, trước đây rất lâu người làm bánh đã bắt đầu mua bơ từ tôi, và tôi đã mua bánh mì từ ông ấy. Mỗi lần người thợ làm bánh mang bánh mì đến, tôi đặt nó lên bàn cân rồi đưa cho ông ta cùng trọng lượng bơ. Nếu có ai đáng trách ở đây, thì đó chính là người làm bánh”.
Ý nghĩa của câu chuyện: Dù là cách này hay cách khác, bạn sẽ nhận lại những gì mà mình cho đi. Vì vậy, đừng cố lừa gạt bản thân hay người khác, mọi thứ đến với bạn đều có lí do.
04. Miếng bánh mì cháy
Khi tôi lên 8 hay 9 tuổi gì đó, tôi nhớ thỉnh thoảng mẹ tôi vẫn nướng bánh mì cháy khét. Một tối nọ, mẹ tôi về nhà sau một ngày làm việc dài và bà làm bữa tối cho cha con tôi. Bà dọn ra bàn vài lát bánh mì nướng cháy, không phải cháy xém bình thường mà cháy đen như than. Tôi ngồi nhìn những lát bánh mì và đợi xem có ai nhận ra điều bất thường của chúng và lên tiếng hay không.
Nhưng cha tôi chỉ ăn miếng bánh của ông và hỏi tôi về bài tập cũng như những việc ở trường học như mọi hôm. Tôi không còn nhớ tôi đã nói gì với ông hôm đó, nhưng tôi nhớ đã nghe mẹ tôi xin lỗi ông vì đã làm cháy bánh mì.
Và tôi không bao giờ quên được những gì cha tôi nói với mẹ tôi: “Em à, anh thích bánh mì cháy mà.”
Đêm đó, tôi đến bên chúc cha tôi ngủ ngon và hỏi có phải thực sự ông thích bánh mì cháy. Cha tôi khoác tay qua vai tôi và nói:
“Mẹ con đã làm việc rất vất vả cả ngày và mẹ rất mệt. Một lát bánh mì cháy chẳng thể làm hại ai con ạ, nhưng con biết điều gì thực sự gây tổn thương cho người khác không? Những lời chê bai trách móc cay nghiệt đấy.”
Rồi ông nói tiếp: “Con biết đó, cuộc đời đầy rẫy những thứ không hoàn hảo và những con người không toàn vẹn. Cha cũng khá tệ trong rất nhiều việc, chẳng hạn như cha chẳng thể nhớ được sinh nhật hay ngày kỷ niệm như một số người khác.
Điều mà cha học được qua nhiều năm tháng, đó là học cách chấp nhận sai sót của người khác và chọn cách ủng hộ những khác biệt của họ. Đó là chìa khoá quan trọng nhất để tạo nên một mối quan hệ lành mạnh, trưởng thành và bền vững con ạ.
Cuộc đời rất ngắn ngủ để thức dậy với những hối tiếc và khó chịu. Hãy yêu quý những người cư xử tốt với con, và hãy cảm thông với những người chưa làm được điều đó.”
Ý nghĩa của câu chuyện: Trong cuộc sống, bạn cần phải biết học cách cảm thông đối với điểm yếu, điểm hạn chế của người khác.
-Nguyễn Thị Thu Hiền (Sưu tầm)-